Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2016

Giữa đời thênh thang

Dạo này thế giới nhiễu nhương, nói lòng vòng trong nước đã thấy vài chuyện như sập cầu, xe hơi đi đường cán người dân văng như phim chưởng. Rồi ngành y mấy nay dính nhiều phốt, người thì chết, người thì mất chân. Chú Công Lý thì lại đi làm diễn viên hài, nhiều lúc đời rối ren, tìm chút lòng người để đong đếm cũng khó. Mà đó là nói về tai nạn giữa người với người, còn ở chốn giành giựt nhau miếng cơm, giành nhau chỗ làm cũng chẳng thua kém. Đâu đâu cũng toàn là lợi lộc cho mì nh, chứ cho người coi bộ còn phải suy nghĩ lại. Không biết từ bao giờ, nhìn xung quanh chỉ thấy nguy hiểm. Nhỏ bạn mấy lúc chẹp miệng kêu "giờ mà ra đường chỉ đảm bảo được năm mươi phần trăm cơ hội quay về nhà", thấy cũng hoang mang. Kinh Phật viết "bố thí đạt trình độ Ba La Mật, thì xem như viên mãn pháp bố thí" nghĩa là cho đi mà không suy nghĩ mình có lợi, được hưởng quả báo thì đó là điều tốt lành rốt ráo. Nhưng mà bây giờ nghe báo đài, facebook đi tin mấy vụ lừa lọc, mình từng...

Những người lạc giữa cô đơn

Thời nay, mấy bạn trẻ cùng trang lứa hình như hay gọi tên cô đơn mỗi tối, hoặc chêm vào trạng thái trên facbooke “cô đơn cũng có sao?” cùng tấm hình đi đây đó, ăn uống, xem phim...một mình. Thực trạng hiện tại ai cũng có cả một thế giới riêng khi truy cập internet, ngồi một góc tường mở facebook như là mở cả một khung trời của thế giới được hiện toang ra trước mặt. Những câu chuyện đời chung như cô ca sĩ này lọt top, anh chàng X vừa nhận giải A. Hôm qua ở Hà Nội có vụ tai nạn. Bữa nọ vừa đi xem phim bom tấn mới ra mắt, ai cũng trông chờ, đăng nhận xét được nhiều người gật gù nhấn “thích” đồng cảm. Trong mớ hỗn độn của tin tức, có lẫn niềm vui vì được chia sẻ. Vậy mà sao cứ nghe tiếng gọi của cô đơn văng vẳng dội về. Có phải được chia sẻ như vậy là chưa đủ?

Biển xôn xao lòng

Em có nghe hoàng hôn rơi trên biển  Đón những ân tình vội vã lìa tan   Cánh buồm nâu xếp lại trong năm tháng  Vẫn đợi chờ phút hẹn ước ngày yêu  Mặc thời gian phủ mờ những xanh rêu  Dáng hao gầy liêu xiêu em không đến  Bỏ mặc anh giữa biển vắng mông mênh  Giữa hoang vu bồng bềnh những mây trắng   Trôi vào bờ trong chiều tàn cơn nắng  Chút bình yên trống vắng thêm xót xa  Nghe trong gió có tiếng rít tình ca   Xé cơn đau tan ra theo con sóng  Ôm nước mắt cùng những nhớ mong  Hòa mình vào biển lòng xanh thẳm  Đêm còn gì ngoài ký ức lặng câm  Còn lại gì ngoài biển vắng tối tăm...  10/02/2016. 5:00AM

Dập dềnh sóng nước

Biển tháng tư, dịu dàng một màu xanh của trời. Sóng cũng nhẹ tênh, không vội vàng, chỉ dập dềnh như con nước ở sông mỗi khi thuyền ghe vội lướt giữa dòng, lăn vào bờ, lạch bạch.  Biển tháng tư cũng ít gió, trời lộng lên cao bởi nắng gắt gao và hơi nước thì ỉu xìu đơn lẻ, mây trời không hòa vào được thành từng cụm, chỉ tan tác rời rạc, trôi về phía xa khơi. Mùa này đi biển, mình không thích cho lắm,  dù nước trong và biển lặng, nhưng có gì đó làm mình sợ. Trong văn thơ, người ta hay ví tiếng sóng như tiếng hát của đại dương, mà tháng này thì sóng cứ lãng đãng, không còn rì rào, không còn thét gào như những mùa bấc về. Thành ra có người sợ cái khoảng trời yên ắng đó mỗi khi tìm về biển dạo này...

Khu vườn của Nội

Hồi còn nhỏ, được về nội chơi là như lạc vào khoảng trời nào đó thênh thang lắm. Nhà nội có sân vườn rộng, khu đất ở đó cũng lòng vòng trong chợ Thủ, vậy mà đi ra khỏi cái chợ như về miệt vườn nào đó xa xôi. Còn nhớ đường về nội lúc đó cây cỏ nhiều lắm, có cả lũy tre đầu xóm, um tùm mà tươi mát. Đường đi vẫn còn là đất đỏ, ổ voi ổ gà lồi lõm, nhưng lại đậm đà hương vị của làng quê, của những điều  giản đơn mà bây giờ biến mất một cách vô tình. Đến nỗi nhắc lại nhiều người ngờ ngợ bộ có con đường vậy hả....

Những người ở lại trong trí nhớ

Mình biết, khi lớn lên người ta có nhiều điều giấu kín bỏ lại trong lòng. Sở thích không còn là mục tiêu duy nhất hướng đến, nó còn đi đôi với dòng đời. Công việc. Thứ nuôi nấng bản thân tồn tại song song cùng việc sống phải ý nghĩa. Nhỏ bạn hay kể về những đổi thay của đời và người. Nó bảo mình cũng y vậy, không dám đi quá xa khỏi Sài Gòn hơn bốn trăm cây số. Tới những nơi quen thuộc, về mấy chỗ  xa xưa. Mình cứ lủi thủi quanh quẩn trong cái mớ cũ kĩ. Than thở về những điều đã trở thành thứ bỏ đi của người khác, hoặc tạm cất đó lâu lâu mang ra ngắm nghía, thì cũng không khác gì chính mình kẹt lại. Vì sợ nên chưa dám bước ra khỏi vùng bình yên, đã từng đẹp. Ở lại đó, như thể hiện tại cũng vui vẻ vậy...